2023, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu?

2023, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Vậy Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của CyberCare nhé.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023

Căn cứ theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng/tháng từ ngày 01/01/2022. Do vậy, mức Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện và mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 cũng tăng theo.

Theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.

Căn cứ theo Nghị định số 07/2021/NĐ của Chính phủ ban hành từ ngày 01/01/2022, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ thay đổi, cụ thể:

Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là: 22% x 1.500.000 đồng = 330.000 đồng/tháng (đã tăng 176.000 đồng/tháng so với mức đóng BHXH tự nguyện của năm 2021)

Mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên.

– Thuộc hộ nghèo: tiền hỗ trợ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng.

– Hộ cận nghèo: tiền hỗ trợ tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/tháng.

– Đối tượng khác: tiền hỗ trợ tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng.

Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu sau khi áp dụng mức hỗ trợ của Nhà nước như sau:

STTNgười tham giaMức đóng thấp nhất hàng tháng Nhà nước chưa hỗ trợTỷ lệ phần trăm Nhà nước hỗ trợ (%)Số tiền Nhà nước hỗ trợ hàng thángMức đóng thấp nhất hàng tháng khi Nhà nước hỗ trợ
1Người thuộc hộ nghèo330.00030%99.000231.000
2Người thuộc hộ cận nghèo330.00025%82.500247.500
3Người thuộc đối tượng khác330.00015%33.000297.000

Mức lương cơ sở năm 2023 trước ngày 01/7 vẫn áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng. Từ 01/7/2023 – 31/12/2023 áp dụng mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện tối đa trước 01/7/2023 = 1.490.000 đồng x 20= 29.800.000 đồng/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa sau 01/7/2023 = 1.800.000 đồng x 20= 36.000.000 đồng/tháng.

2023, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu?
2023, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu?

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện gồm những ai?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

– Mức đóng BHXH tự nguyện: bằng 22% mức thu nhập do người tham gia tự lựa chọn (khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

– Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất: bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn được quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP là (1,5 triệu đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Người tham gia được chọn linh hoạt 01 trong 06 phương thức đóng BHXH tự nguyện (theo Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP):

– Đóng hàng tháng;

– Đóng 03 tháng một lần;

– Đóng 06 tháng một lần;

– Đóng 12 tháng một lần;

– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện cũng rất đơn giản. Người dân chỉ cần lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS) và liên hệ với đại lý thu (bưu điện hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) hoặc cơ quan BHXH địa phương để làm thủ tục.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì người dân tham gia BHXH tự nguyện sẽ có những lợi ích sau:

– Được hưởng lương hưu hằng tháng khi về già.

– Được cấp thẻ BHYT miễn phí suốt thời gian hưởng lương hưu.

– Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí tham gia.

– Lương hưu được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

– Người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập bản thân.

– Khi không tiếp tục tham gia, nếu có yêu cầu, sẽ được hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH.

– Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng (bằng 10 lần mức lương cơ sở) và chế độ tuất khi người tham gia qua đời.

Nhận ngay ưu đãi lớn nhân dịp ra mắt phiên bản mới nhất của phần mềm CyberCare

Vào cuối năm 2022 vừa qua, CyberCare chính thức ra mắt phiên bản mới nhất với nhiều tính năng cải tiến, tốc độ xử lý dữ liệu cao. Nhân dịp này, CyberCare đang dành tặng ngay gói dịch vụ 6 tháng với số lao động bất kỳ cho 1000 khách hàng đầu tiên.

Thời gian áp dụng: Từ 01/12/2022

Quý khách hàng điền form dưới đây để nhận tư vấn về sản phẩm và ưu đãi của chúng tôi

    Lời kết

    Trên đây, CyberCare đã giải đáp câu hỏi: Nhà nước đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu?, hy vọng người lao động nắm rõ để đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan, đừng quên theo dõi chuyên mục tin tức của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhé.

    Phần mềm kê khai bảo hiểm điện tử CyberCare

    • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
    • Hotline: 19002038
    • Websitehttps://cybercare.vn/
    • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com