7 điều cần biết về bảo hiểm xã hội điện tử

Nội dung bài viết [hide]

Bảo hiểm xã hội điện tử là phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí giao dịch, nguồn nhân lực để thực hiện các thủ tục hành chính. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai sử dụng bảo hiểm xã hội điện tử thay cho các làm truyền thống như trước đây. Vậy bảo hiểm xã hội điện tử được định nghĩa cụ thể như thế nào? Cách đăng ký, kê khai, nộp bảo hiểm xã hội điện tử ra sao? Có thể triển khai sử dụng bảo hiểm điện tử bằng những cách nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bảo hiểm xã hội điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp

1. Khái niệm bảo hiểm xã hội điện tử là gì?

Bảo hiểm xã hội điện tử là việc các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân kê khai và nộp hồ sơ bảo hiểm qua mạng. Hồ sơ bảo hiểm điện tử được cơ quan bảo hiểm chấp nhận và tương đương như hồ sơ giấy mà người tham gia nộp trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm.

Hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử là hồ sơ đăng ký tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, giải quyết và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật bằng phương tiện điện tử.

2. Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội điện tử

Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải bảo đảm các điều kiện sau:

-Thứ nhất: Có chứng thư số còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp.

– Thứ hai: Có khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định và đăng ký với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

>> Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để tham gia bảo hiểm xã hội điện tử?

3. Cách đăng ký bảo hiểm xã hội điện tử

Theo quy định, Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN. Vậy cách đăng ký bảo hiểm xã hội điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua tổ chức I-VAN thì doanh nghiệp cần phải thực hiện như thế nào?

3.1. Đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử

Để thực hiện đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:

– Truy cập Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam để kê khai và gửi Tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH (mẫu số 01/ĐK-GD) hoặc gửi bản giấy tới cơ quan BHXH;

– Trường hợp cá nhân chưa có chữ ký số đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử để hưởng các chế độ BHXH phải đến cơ quan BHXH để đăng ký, đối chiếu thông tin theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.

Trong trường hợp đủ điều kiện sử dụng phương thức giao dịch điện tử thì trong thời gian 03 ngày doanh nghiệp sẽ được cấp và kích hoạt tài khoản giao dịch BHXH điện tử qua địa chỉ thư trực tuyến.

Trường hợp không đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo (mẫu số 01/TB-GDĐT) tại địa chỉ thư điện tử.

3.2. Đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN

Tổ chức, cá nhân có chữ ký số truy cập hệ thống giao dịch điện tử của Tổ chức I-VAN để lập và gửi Tờ khai đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN (mẫu số 04/ĐK-IVAN).

>> Có thể sử dụng cùng lúc 2 phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử được không?

4. Cổng thông tin bảo hiểm xã hội điện tử là gì?

Giao diện cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là điểm truy cập trên môi trường mạng của hệ thống công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để nhận, truyền thông điệp dữ liệu giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội với tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử và với Tổ chức I-VAN.

Trên website cổng thông tin bảo hiểm xã hội điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép doanh nghiệp kê khai hồ sơ, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, tra cứu hồ sơ và tài liệu ứng dụng. Một số dịch vụ công trực tuyến về bảo hiểm xã hội trên Cổng thông tin giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể kể đến như:

4.1. Đối với lĩnh vực thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

– Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

– Ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

– Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

– Thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

4.2. Lĩnh vực chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội

– Truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng hoặc trợ cấp một lần của người hưởng đã chết nhưng còn những tháng chưa nhận

– TL lương hưu, hưởng tiếp tc bhxh trong các TH: HH hưởng, không có tên trên DS CT tháng này nhưng còn tiền chưa nhận; người hưởng hoặc người lĩnh thay 6 tháng liên tục k0 nhận tiền, BHXH đã tạm dừng in DS CT; TL chế độ BHXH 1 lần những năm trước

– Ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH

– Người hưởng lĩnh chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá nhân và ngược lại hoặc thay đổi tài khoản cá nhân hoặc thay đổi nơi nhận trong địa bàn tỉnh

4.3. Lĩnh vực thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

– Giải quyết hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài để định cư

– Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu

– Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Giải quyết hưởng chế độ thai sản

– Giải quyết hưởng chế độ ốm đau

– Giải quyết di chuyển đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng từ tỉnh này đến tỉnh khác

– Giải quyết hưởng trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg

– Giải quyết điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; điều chỉnh, hủy quyết định, chấm dứt hưởng BHXH

– Giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được toàn án tuyên bố hủy quyết định mất tích

– Giải quyết hưởng chế độ tử tuất

– Giải quyết hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định số 613/QĐ-TTg

– Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

– Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát

– Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

– Giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã

4.4. Lĩnh vực cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

– Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

4.5. Lĩnh vực thu Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

– Đăng ký đóng, đăng ký lại, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; cấp sổ BHXH

– Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT.

– Hoàn trả tiền đã đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có từ 2 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.

– Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐBNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

5. Tổ chức I-VAN là gì?

I-VAN là viết tắt của từ Insurance Value Added Network, có nghĩa là dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hay còn được hiểu là dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội giữa các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua tổ chức I-VAN sau khi đơn vị trả một khoản tiền để sử dụng dịch vụ về giao dịch điện tử.

6. Cách nộp bảo hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử qua Tổ chức I-VAN

Tại Điều 30 Nghị định 166/2016 đã quy định rõ về cách nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử thông qua tổ chức I-VAN. Cụ thể việc nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử thông qua tổ chức này được quy định như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện lập và nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử theo một trong hai cách sau:

– Truy cập tài khoản giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, thực hiện lập hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử của Tổ chức I-VAN và gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử cho Tổ chức I-VAN;

– Lập hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử bằng các phần mềm, công cụ hỗ trợ giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; sau đó truy cập vào tài khoản giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội để thực hiện gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử cho Tổ chức I-VAN.

Sau khi nhận được hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Tổ chức I-VAN thực hiện việc gửi hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và gửi thông báo xác nhận nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử qua địa chỉ thư điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong thời hạn 02 giờ.

7. Hiện có bao nhiêu nhà cung cấp phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử I-VAN?

Trên website Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống kê chi tiết 10 tổ chức cung cấp phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử I-VAN bao gồm: CMC Telecom, VNPT, Thái Sơn, Efy, TS24Corp, Vietnam Post, Viettel-Ca, BkavCA, Misa và CyberLotus.

Được phát triển bởi một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp CNTT phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử CyberCare của Công ty Cổ phần CyberLotus có nền tảng vững chắc, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền., Được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu, am hiểu nghiệp vụ, nắm rõ nhu cầu khách hàng, phần mềm khai BHXH điện tử CyberCare hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động thực hiện tốt nhất việc khai báo các thông tin, nghiệp vụ kê khai bảo hiểm thông qua hệ thống điện tử theo đúng quy trình của cơ quan quản lý BHXH; hỗ trợ nhiều chức năng tự động giúp giảm thiểu sai sót khi kê khai; tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cũng như cắt giảm những thủ tục hành chính khi khai BHXH.

CyberCare hỗ trợ đầy đủ các nhóm đối tượng tham gia BHXH, các đối tượng chỉ tham gia BHYT với từng nhóm thủ tục, nghiệp vụ chuyên biệt, giải quyết dứt điểm các vấn đề khó khăn trong việc triển khai sử dụng BHXH điện tử, mang đến những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.