Cập nhật ngay những điểm mới trong năm 2020 về Luật bảo hiểm xã hội

Năm 2020 được đánh dấu là năm có nhiều thay đổi về chính sách Luật bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ, người lao động và người sử dụng lao động cần phải nắm rõ những thay đổi trong chính sách mới này. Trong bài viết dưới đây, CyberCare sẽ cập nhật những thông tin chi tiết về những điểm mới nhất của Luật bảo hiểm xã hội năm 2020.

Những điểm mới trong năm 2020 về Luật bảo hiểm xã hội

I. Thay đổi về mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định của Luật BHXH mới sẽ có những thay đổi về mức tiền lương tháng tối thiểu và mức tiền lương tháng tối đa để đóng BHXH. Sự thay đổi này là do mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 01/11/2020 và mức lương cơ sở được điều chỉnh từ ngày 01/11/2020. Cụ thể:

1. Thay đổi về mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH

Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH đã nêu rõ, mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu:

– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.

– Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp đã thay đổi theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Thay đổi về mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH

Căn cứ theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Nếu tiền lương cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Ngoài ra, theo Nghị Quyết 70/2018/QH14 quy định từ ngày 01/07/2019 mức lương cơ sở của người lao động sẽ được tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, từ thời điểm này, mức tiền lương tối đa đóng BHXH bắt buộc của người lao động là 29.800.000 đồng/tháng, thay vì 27.800.000 đồng như trước đó.

>> Những quy định mới về BHXH có hiệu lực từ tháng 7/2020

II. Thay đổi về chế độ hưu trí

1. Thay đổi độ tuổi hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Theo điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

– Từ năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

– Từ năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở đi.

2. Thay đổi cách tính lương hưu hàng tháng đối với lao động nam

Theo điểm a khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội:

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo xã hội. Trong đó, với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì được tính là 18 năm (nếu nghỉ vào năm 2018 được tính là 16 năm, năm 2019 được tính là 17 năm).

3. Điều chỉnh lương hưu với lao động nữ nghỉ hưu từ 2018 – 2021

Năm 2019 cũng là thời điểm Nghị định 153/2018/NĐ-CP của Chính phủ được áp dụng. Theo Nghị định này, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 – 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 06 tháng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Và mức điều chỉnh lương hưu của lao động nữ được tính bằng mức lương hưu thời điểm bắt đầu người lao động hưởng lương hưu x với Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu. Như vậy, nếu người lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2019 thì tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23 % và tỷ lệ điều chỉnh thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.

4. Thay đổi mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Theo điểm e khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này, nếu tham gia BHXH từ năm 2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.