Chế độ thai sản đối với người mang thai hộ

Chế độ thai sản đối với người mang thai hộ

Hiện nay, mang thai hộ không còn là việc quá hiếm gặp và pháp luật cũng không ngăn cấm các hành vi mang thai hộ nếu không có mục đích thương mại. Tuy nhiên, các chế độ phúc lợi của người mẹ mang thai hộ liệu có bị ảnh hưởng? Sau đây bảo hiểm xã hội điện tử Cybercare sẽ thông tin đầy đủ cho bạn đọc về Chế độ thai sản đối với người mang thai hộ.

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con không phải người mang thai hộ, mà là cha mẹ của đứa trẻ. 

Ngày 19/6/2014, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo và phải được thực hiện trên sự tự nguyện của các bên, có văn bản công chứng và tuân theo các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. 

Người nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện (Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) :

  • Chỉ cặp vợ chồng mới được nhờ mang thai hộ (người độc thân không được nhờ mang thai hộ)
  • Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (để tránh việc người vợ vẫn có khả năng sinh sản nhưng vì tâm lý ngại mang thai nên bỏ tiền ra thuê người khác mang thai hộ)
  • Cặp vợ chồng đang không có con chung (nhằm tránh hiện tượng lợi dụng việc mang thai hộ để thuê thật nhiều phụ nữ sinh ra cho họ thật nhiều con cái).

Cặp vợ chồng đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.Người mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây (Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014):

  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. 
  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. 
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
  • Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. 
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
người mang thai hộ
Người nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện (Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Chế độ khi đi khám thai đối với người mang thai hộ

  • Điều kiện hưởng: Lao động nữ mang thai hộ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản.
  • Thời gian hưởng:
  • Trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
  • Mức hưởng:
  • Trường hợp đã đóng BHXH đủ 6 tháng trước khi nghỉ khám thai:                             
Mức hưởng 01 ngày=100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai    /  24 (ngày)

          + Trường hợp khi nghỉ khám thai chưa đóng BHXH đủ 06 tháng:

Mức hưởng 01 ngày
  = 
100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng đã đóng BHXH    /  24 (ngày)

Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

  • Điều kiện hưởng: Lao động nữ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản
  • Thời gian hưởng: khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) như sau:
Tuổi của thai (tuần tuổi)Thời gian được nghỉ việc tối đa
+ Dưới 05 tuần tuổi;10 ngày
+ Từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi20 ngày
+ Từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi40 ngày
+ Từ 25 tuần tuổi trở lên50 ngày
  • Mức hưởng:

Trường hợp đã đóng BHXH đủ 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ:

Mức hưởng 01 ngày=100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai    /  30 (ngày)

Trường hợp thời điểm nghỉ hưởng chế độ khi chưa đóng BHXH đủ 06 tháng:


Mức hưởng 01 ngày

  = 
100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH   /  30 (ngày)

Chế độ khi sinh con

– Điều kiện hưởng: Lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. 

Trường hợp đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện trên thì được hưởng các chế độ sau:

  • Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con.
  • Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định sau:

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

  • Sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc nghỉ việc cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định nêu trên, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

– Mức hưởng:


Mức hưởng 01 tháng
  = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 

Lưu ý:

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng BHXH, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và NSDLĐ không phải đóng BHXH.

– Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng BHXH.

Phần mềm kê khai bảo hiểm điện tử CyberCare

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 19002038
  • Websitehttps://cybertax.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com