Danh mục mới về công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Ngày 20/8/2020, Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH đã ban hành “Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”. Thông tư 06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 05/10/2020 (thay thế cho Thông tư số 13/2016/ TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 về quy định trên).

 Thông tư 06/2020 căn cứ vào Khoản 6, Điều 14, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 (quy định: Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, sau khi có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan).

Danh mục mới về công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Thông tư 06/2020 áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động (Quy định về người lao động và người sử dụng lao động), trừ đối tượng là người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

>> Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm

Trong Danh mục theo Thông tư 06/2020, Bộ LĐTBXH đã thêm vào 15 nhóm công việc (tổng cộng là 32) có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (Thông tư số 13/2016/ TT-BLĐTBXH gồm 17 nhóm công việc):

+ Cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp;

+ Trực tiếp vận hành máy bơm xăng, dầu, khí hóa lỏng; sửa chữa bồn, bể xăng, dầu, giao, nhận, bán buôn, bán lẻ xăng dầu;

+ Trực tiếp nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể từ 300 suất ăn một ngày trở lên;

+ Khám, chữa bệnh; chăm sóc người khuyết tật, người bệnh; giải phẫu bệnh, giám định pháp y, xét nghiệm vi sinh vật; các công việc trong lĩnh vực dược phẩm;

+ Kiểm nghiệm, sản xuất thuốc thú y; giữ giống bảo tồn gien, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng; diệt khuẩn, khử trùng môi trường; kiểm định thực phẩm, khử trùng;

+ Trực tiếp giết mổ động vật, chăm sóc, chăn nuôi các động vật lớn trong cơ sở sản xuất kinh doanh; nuôi huấn luyện chó nghiệp vụ, các loại thú dữ, rắn, cá sấu và tiêu hủy các động vật dịch;

 + Trực tiếp chế biến mủ cao su, nhựa thông.

+ Trực tiếp vận hành sản xuất, chế biến bia, rượu, nước giải khát, thuốc lá, dầu ăn, bánh kẹo, sữa.

+ Diễn viên xiếc, xiếc thú; vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên thể dục, thể thao chuyên nghiệp.

+ Làm việc với các thiết bị màn hình máy tính bao gồm: kiểm soát không lưu, điều hành, điều khiển từ xa thông qua màn hình.

+ Trực tiếp làm hỏa táng, địa táng.

+ Các công việc đặc thù trong lĩnh vực quân sự thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Trực tiếp vận hành máy có động cơ trong nông nghiệp gồm: máy tuốt, máy gặt, máy bừa, máy cắt cỏ, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, máy bơm nước.