Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn kê khai thủ tục 600a – Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH (Báo giảm)

Khi có sự thay đổi về việc giảm lao động, giảm tiền lương, người sử dụng lao động cần phải thực hiện kê khai thủ tục 600a. Các tờ khai chính của thủ tục 600a bao gồm tờ khai D02-LT, D01-TS, TK1-TS. Trong đó:

D02-LT:  Mục đích để đơn vị kê khai lao động, tiền lương tham gia BHXH, BHYT, BHTN; điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, BHTN và đăng ký cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người lao động thuộc đơn vị.

D01-TS: Mục đích để tổng hợp hồ sơ, giấy tờ của đơn vị, người tham gia như thông tin hợp đồng lao động, quyết định điều chỉnh,… làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

TK1-TS: Mục đích lập khi báo giảm lao động chưa có số BHXH

I. Hướng dẫn tạo mới thủ tục 600a

Để thực hiện tạo mới thủ tục 600a, người dùng thực hiện các bước sau:Bước 1: Sau khi đăng nhập vào tài khoản, chọn menu Thủ tục, hệ thống đi đến trang Quản lý thủ tục

Bước 2: Tại màn hình quản lý thủ tục, thực hiện tìm kiếm thủ tục

– Người dùng có thể tìm kiếm bằng cách nhập mã, tên thủ tục => nhấn icon Tìm kiếm hoặc lựa chọn trong droplist Thu, Số thẻ, Chính sách để lọc thủ tục theo nghiệp vụ

Bước 3: Nhấn icon Thêm mới dưới Mã thủ tục

Bước 4: Hệ thống đi đến màn hình tạo mới thủ tục với thành phần hồ sơ gồm các tab tờ khai: D02-LT, D01-TS, TK1-TS

II. Hướng dẫn kê khai tờ khai D02-LT 

Để thực hiện kê khai tờ khai D02-LT trên phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử CyberCare người dùng thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhập số, kỳ kê khai

Bước 2: Chọn người lao động cần kê khai, bằng cách sau:

+ Tìm kiếm bằng tên người lao động tại text tìm kiếm => nhấn icon Tìm kiếm

+ Chọn theo trạng thái người lao động trong dropdown list: Tất cả | Hoạt động | Thai sản | Nghỉ ốm | Nghỉ việc

Bước 3: Trỏ chuột vào người lao động, chọn nghiệp vụ: Giảm LĐ; Giảm mức lương để tạo danh sách người lao động trên Bảng theo từng đầu mục

Bước 4: Nhập các trường thông tin bắt buộc

Bảng mô tả từng trường dữ liệu kê khai tờ khai D02-LT

STT Tên cột Bắt buộc nhập Mô tả Ghi chú
1          Họ tên BẮT BUỘC Lấy thông tin từ hồ sơ người lao động  
2          Mã số BHXH   Mã số BHXH của người lao động, lấy thông tin từ hồ sơ người lao động (nếu có )  -Nếu người lao động có mã số BHXH: Thì chỉ cần nhập thông tin tờ khai D02-TS-Ngược lại: Nếu chưa có mã số BHXH: Yêu cầu nhập đầy đủ D02-TS và lập tờ khai TK1-TS
3          Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, nơi làm việc BẮT BUỘC Lấy thông tin từ hồ sơ người lao động, cho phép sửa lúc kê khai   
4          Nơi làm việc BẮT BUỘC Lấy thông tin từ hồ sơ người lao động, cho phép sửa lúc kê khai  
5 Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng BHXH(tháng /năm)   Lấy mặc định là tháng hiện tạiCho phép sửa – Đối với trường hợp người lao động tăng mới hoặc bắt đầu chuyển đến làm việc tại đơn vị thì ghi tháng, năm người lao động bắt đầu tăng mới hoặc chuyển đến làm việc tại đơn vị;- Đối với trường hợp người lao động điều chỉnh mức đóng (tăng, giảm lương, các khoản phụ cấp,…) thì ghi tháng, năm người lao động bắt đầu điều chỉnh mức đóng;- Đối với trường hợp người lao động truy đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) thì ghi thời điểm tháng, năm bắt đầu truy đóng. 
6 Thời điểm đơn vị kết thúc  đóng BHXH(tháng /năm)   Lấy mặc định là tháng hiện tạiCho phép sửa – Đối với người lao động tăng mới hoặc bắt đầu chuyển đến làm việc tại đơn vị và trường hợp người lao động điều chỉnh mức đóng (tăng, giảm lương, cáckhoản phụ cấp,…) thì không ghi vào cột này (bỏ trống);- Đối với trường hợp người lao động truy đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (bao gồm: truy đóng cộng nối thời gian, hoặc truy đóng, truy giảm tiền lương làm căn cứ đóng) chỉ đến tháng trước tháng lập Mẫu D02-LT thì ghi thời điểm kết thúc (tháng, năm) truy đóng.
7 Phương án điều chỉnh BẮT BUỘC Chọn 1 phương án trong danh sách  
8 Hệ số/ mức lương BẮT BUỘC Lấy thông tin từ người lao độngCho phép sửa Tiền lương đóng BHXHChú ý: theo chuẩn BHXH thì cột này chỉ được nhập số tiền không nhập hệ số
10 Phụ cấp CV   Phụ cấp chức vụ Chỉ điền hệ số.Những đơn vị có phụ cấp CV theo mức lương điền vào cột phụ cấp lương.
11 Phụ cấp TNVK   Phụ cấp thâm niên vượt khung đầu kỳ (%)  
12 Phụ cấp TN Nghề   Phụ cấp thâm niên nghề đầu kỳ (%)  
13 Phụ cấp lương     chỉ điền số tiền, KHÔNG nhập hệ số
14 Phụ cấp bổ sung      
17 Ghi chú      Ghi số; ngày, tháng, năm của HĐLĐ, HĐLV (ghi rõ thời hạn HĐLV từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm) hoặc quyết định (tuyển dụng, tiếp nhận); tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương…; trường hợp người lao động truy đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì ghi chú cụ thể.
  Ngày tháng năm sinh      
  Giới tính      
  Số CMND/HC/TCC      
  Nhà quản lý   Nhập từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm  
  Chuyên môn kỹ thuật bậc cao   Nhập từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm  
  Chuyên môn kỹ thuật bậc trung   Nhập từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm  
  Khác   Nhập từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm  
  Ngành nghề nặng nhọc độc hại / Ngày bắt đầu   Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu làm trong ngành nghề nặng nhọc  
  Ngành nghề nặng nhọc độc hại / Ngày kết thúc   Ghi ngày, tháng, năm kết thúc làm trong ngành nghề nặng nhọc  
  Ngày bắt đầu HĐLĐ không xác định thời hạn   Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu HĐLĐ không xác định thời hạn  
  Hiệu lực HĐLĐ xác định thời hạn / Ngày bắt đầu   Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu HĐLĐ xác định thời hạn  
  Hiệu lực HĐLĐ xác định thời hạn   Ghi ngày, tháng, năm kết thúc HĐLĐ xác định thời hạn  
  Hiệu lực HĐLĐ khác   Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu HĐLĐ khác  
  Hiệu lực HĐLĐ khác   Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu HĐLĐ khác  
18 Tỷ lệ đóng BẮT BUỘC Tỷ lệ đóng BHXH dựa trên mức lương đóng BHXH (Thông thường tỷ lệ này là 32% ) Lấy thông tin từ người lao động, có thể chỉnh sửa khi kê khai
19 Tính lãi     Tích chọn trên phần mềm nếu có truy thu.
20 Đã có sổ     Tích chọn trên phần mềm nếu đã có sổ
21 Mức hưởng BHYT     Theo danh mục mức hưởng BHYT
23 Mã vùng sinh sống     K1: Nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật;K2: Nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.;K3: Nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của pháp luật. Nếu không thuộc 1 trong 3 khu vực trên thì để trống mục này
24 Mã vùng lương tối thiểu   Mã vùng lương tối thiểu Theo danh mục mã vùng LTT:

Bước 5 : Nhấn “Ký và gửi BH” để thực hiện ký số và gửi hồ sơ bằng phương thức giao dịch điện tử lên cổng giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội. 

Hoặc người dùng có thể lựa chọn các tác vụ khác như:

-”Lưu tạm” để lưu tạm hồ sơ

– “Lưu” để lưu hồ sơ

– “Trình ký” để trình lên người có vai trò ký số

– “Trở lại” để hủy bỏ hành động thêm mới

Ngoài ra, tại mẫu D02-LT còn có các chức năng: Xóa; Xem mẫu; Lập TK1-TS

  • Xóa: dùng để xóa người lao động trên danh sách lao động đang lập mẫu:

Bước 1: Tích chọn người lao động

Bước 2: Nhấn Xóa=> xóa người lao động ra khỏi danh sách lập mẫu

Xem mẫu: Dùng để xem biểu mẫu D02-TS khi đã lập xong bằng cách nhấn “Xem mẫu” => hệ thống hiển thị biểu mẫu

Lập TK1-TS:  Dùng để lập biểu mẫu TK1-TS khi người lao động không có Mã số BHXH, bằng cách sau:

Bước 1: Tích chọn người lao động

Bước 2: Nhấn Lập TK1-TS => người lao động tự động lên danh sách TK01 tại tab Mẫu TK1-TS

III. Hướng dẫn kê khai tờ khai D01-TS

Nội dung lập bảng kê: hồ sơ làm căn cứ tham gia BHYT, BHXH

Bước 1: Chọn người lao động cần kê khai, Chỉ được chọn người lao động có trên danh sách D02-LT

Bước 2: Nhấn “Chọn lao động” Hoặc tích chọn người lao động => Nhấn nút “Chọn LĐ” để tạo danh sách người lao động lên mẫu D01-TS

Bước 3: Nhập các cột thông tin bắt buộc của từng lao động, như mô tả dưới bảng sau

STT Tên cột Bắt buộc Mô tả Ghi chú
1                 Họ tên BẮT BUỘC Họ tên người lao động  
2                 Mã số BHXH   Mã số BHXH của người lao động  
3                 Tên, loại văn bản BẮT BUỘC Tên của văn bản đính kèm VD: hợp đồng lao động, quyết định điều chỉnh lương, giấy xác nhận…
4                 Số văn bản BẮT BUỘC Số hiệu văn bản Vd: 99/QĐ-UBND, 88/LĐTBXH-NCC
5                 Ngày ban hành BẮT BUỘC Ngày/Tháng/Năm ban hành văn bản  
6                 Cơ quan ban hành BẮT BUỘC Cơ quan ban hành văn bản (UBND huyện, tỉnh hoặc Sở, ngành …;Công ty A …)
7                 Trích yếu văn bản BẮT BUỘC Ghi nội dung trích yếu văn (V/v tuyển dụng, điều động, tăng lương; xác nhận người có công với cách mạng …).
8                 Trích lược nội dung cần thẩm định BẮT BUỘC Ghi một số thông tin được trích lược nêu trong giấy tờ để cơ quan BHXH có căn cứ thẩm định VD:Truy thu: ghi một số nội dung trong văn bản làm căn cứ truy thu

Ngoài ra, người dùng còn có thể lựa chọn các chức năng: Xóa; Xem mẫu

Xóa: dùng để xóa người lao động trên danh sách lao động đã lập mẫu, bằng cách sau:

B1: Tích chọn người lao động

B2: Nhấn Xóa=> xóa người lao động ra khỏi danh sách lập mẫu

Xem mẫu: Dùng để xem biểu mẫu D02-TS khi đã lập xong bằng cách nhấn “Xem mẫu” => hệ thống hiển thị biểu mẫu

Bước 4 : Nhấn “Ký và gửi BH” để thực hiện ký số và gửi hồ sơ bằng phương thức giao dịch điện tử lên cổng giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội.

Hoặc người dùng có thể lựa chọn các tác vụ sau:

  • Nhấn “ Lưu tạm” để lưu tạm hồ sơ;
  • Nhấn “Lưu” để lưu hồ sơ;
  • Nhấn “Trình ký” để trình lên người có vai trò ký số;
  • Nhấn “Trở lại” để hủy bỏ hành động thêm mới

IV. Hướng dẫn kê khai tờ khai TK1-TS

Người dùng chỉ được tạo bằng chức năng “Lập TK1-TS” ở màn hình tờ khai D02-LT, người dùng nhập giá trị 2 cột Nội dung thay đổi yêu cầu, Hồ sơ kèm theo:

Ngoài ra, người dùng có thể thực hiện các tác vụ khác như: Xóa; Xem mẫu

  • Nút chức năng Xóa: dùng để xóa người lao động trên danh sách lao động đã lập mẫu, bằng cách sau:

Bước 1: Tích chọn người lao động

Bước 2: Nhấn Xóa=> xóa người lao động ra khỏi danh sách lập mẫu

  • Chức năng Xem mẫu: Dùng để xem biểu mẫu TK1-TS của từng người lao động, bằng cách nhấn “Xem mẫu” => hệ thống hiển thị biểu mẫu