Người lao động không đồng ý thực hiện “3 tại chỗ” sẽ xử lý ra sao?

Người lao động không đồng ý thực hiện “3 tại chỗ” sẽ xử lý ra sao?

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh covid – 19, nhiều doanh nghiệp buộc phải tổ chức sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, một số người lao động không đồng ý với phương án lưu trú theo yêu cầu “3 tại chỗ” của doanh nghiệp. Vậy trong trường hợp này, các doanh nghiệp, công ty có thể xử lý như thế nào? Hãy cùng Bảo hiểm xã hội điện tử CyberCare tìm hiểu qua bài viết sau.

3 tại chỗ
Phương châm “3 tại chỗ” được duy trì thực hiện mùa giãn cách covid

Để xử lý các vướng mắc trong việc thực hiện chính sách lao động, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội vừa có công văn 2844/LĐTBXH-PC hướng dẫn doanh nghiệp và người lao động thống nhất để giải quyết theo một trong các cách sau.

1. Doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc và trả lương ngừng việc cho người lao động

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động, doanh nghiệp có thể cho người lao động ngừng việc và trả lương ngừng việc.

Trong trường hợp này, người lao động được hỗ trợ chính sách ngừng việc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo chương V (Điều 17 đến Điều 20) của Quyết định 23/2021/QĐ-TTg. Tiền lương ngừng việc trong các trường hợp này do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo:

– Nếu thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống (không tính ngày nghỉ hằng tuần; ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương): Không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

– Nếu thời gian ngừng việc trên 14 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ hằng tuần; ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương) thì:

  • Tiền lương ngừng việc của 14 ngày đầu tiên: Không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
  • Tiền lương ngừng việc của những ngày tiếp theo hai bên thỏa thuận (thấp hơn, bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng).

2. Thống nhất tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận nghỉ không hưởng lương

Doanh nghiệp có thể thống nhất với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điểm h Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động hoặc hai bên thỏa thuận nghỉ không hưởng lương theo Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019.

Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động phải được doanh nghiệp thỏa thuận với từng người lao động và phải lập thành văn bản (Lưu ý: người lao động đang nghỉ hưởng các chế độ BHXH như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… không thuộc đối tượng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động cho đến khi hết thời gian nghỉ hưởng chế độ BHXH).

3. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật lao động

Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các cách giải quyết khác như: thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động; thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo Điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ Luật Lao động năm 2015.

Phần mềm kê khai bảo hiểm điện tử CyberCare

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 19002038
  • Websitehttps://cybertax.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com