Khi tham gia bảo hiểm xã hội, chế độ ốm đau hỗ trợ một phần kinh phí chữa bệnh cũng như duy trì cuộc sống hằng ngày cho người lao động, giúp người lao động có thể nhanh chóng quay trở lại làm việc. Để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động và người sử dụng cần nắm được những thông tin sau để bảo đảm quyền lợi cho mình.

Thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động
Mục lục
1.Những trường hợp được hưởng chế độ ốm đau
– NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do TNLĐ, BNN phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
– NLĐ đang tham gia BHXH băt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
· NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
· NLĐ nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN;
· NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật lao động về BHXH.
>> Hồ sơ hưởng chế độ thai sản với NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH
2. Trình tự thực hiện các thủ tục để được hưởng chế độ ốm đau
Bước 1: NLĐ nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đơn vị SDLĐ lập danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (Mẫu số 01B-HSB) và nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH.
Trường hợp giao dịch điện tử thì lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ của đơn vị SDLĐ để xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp cho NLĐ. Sau đó đơn vị sử dụng lao động nhận kết quả giải quyết (mẫu số C70a-HD) và tiền trợ cấp qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho NLĐ đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị SDLĐ.
>> Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với NLĐ đang đóng BHXH
3. Thành phần hồ sơ cần nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội
3.1. Đối với người lao động
– Đối với bản thân người lao động: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh cấp.
– Đối với người lao động mắc bệnh dài ngày: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao). Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú: Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc Biên bản hội chẩn (bản sao) thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị.
– Đối với người lao động chăm sóc con ốm: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao).
– Đối với người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài, gồm:
· Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp.
· Giấy xác nhận của một cơ sở y tế trong nước hoặc xác nhận của cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương về tình trạng bệnh tật và hướng điều trị đối với trường hợp ra nước ngoài khám, chữa bệnh.
– Đối với trường hợp được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài mà bị ốm phải nghỉ việc khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ gồm:
· Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy KCB do cơ sở y tế nước ngoài cấp.
· Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài.
Đối với đơn vị sử dụng lao động
Bản chính danh sách 01B-HSB
4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
5. Số lượng hồ sơ
01 bộ.