Tìm hiểu chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định cụ thể về các chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con. Cùng tìm hiểu cụ thể về điều kiện được hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng và thủ tục hưởng chế độ thai sản cho nam giới khi có vợ sinh con trong bài viết dưới đây.

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam

Theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 31 đã quy định cụ thể về điều kiện hưởng chế độ thai sản, trong đó lao động nam muốn hưởng chế độ thai sản cần phải đáp ứng điều kiện: Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của chồng

Một trong những câu hỏi được người lao động quan tâm hiện nay đó là: Vợ sinh chồng được nghỉ mấy ngày?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội quy định, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

– 05 ngày làm việc;

– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

– Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

 3. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản cho nam giới

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng được quy định cụ thể như sau:

– Giấy khai sinh có họ tên cha; hoặc Giấy chứng sinh + Sổ hộ khẩu;

– Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có);

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có);

– Mẫu C70a-HD

>> Cập nhật ngay những điểm mới trong năm 2020 về Luật bảo hiểm xã hội

4. Thời hạn nộp hồ sơ

– Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

– Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

=> Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày NLĐ nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết.

 5. Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nam

Mức hưởng = Mbq6t  / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ.

Trong đó:

Mbq6t : Bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh của NLĐ nam; Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì Mbq6t = bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.

>> Hướng dẫn 02 cách tra cứu Bảo hiểm xã hội

Ngoài mức hưởng chế độ thai sản cho chồng khi có vợ sinh con như trên thì còn được hưởng trợ cấp 01 lần, cụ thể như sau:

NLĐ nam được hưởng thêm chế độ trợ cấp 1 lần khi thỏa mãn điều kiện:

– Lao động nam có vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (không đóng hoặc đóng không đủ điều kiện) căn cứ theo điểm c Khoản 2 Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 8/9/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

– Lao động nam phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh;

– Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Mức hưởng trợ cấp 01 lần sinh con được quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội cụ thể như sau: “Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp 01 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Như vậy: Mức trợ cấp 1 lần = 2  x Lương cơ sở tháng

Phụ lục 7 kèm Thông tư 56/2017

Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

3. Mẫu và cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.

4. Kết luận về tình trạng sức khỏe quy định tại khoản 4 Điều này chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.

Cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Căn cứ Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, cơ sở KCB được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong các trường hợp sau:

Bị mất, bị hỏng; Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền; Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định; Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.