4 điểm mới về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động

Ngày 28/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Nghị định 88/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2020 (thay thế Nghị định 37/2016).

Nghị định 88/2020 có một số quy định mới về bảo hiểm bệnh nghề nghiệp đối với người lao động như sau:

1. Hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

Khoản 3, Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định: Người lao động bị bệnh nghề nghiệp, thân nhân người lao động bị bệnh nghề nghiệp được Quỹ Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động  chết do bệnh nghề nghiệp; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Hỗ trợ 100% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được BHYT chi trả.

Hỗ trợ 100% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp sau khi đã được BHYT chi trả.

Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

So với Nghị định 37/2016:

– Nghị định 88/2020 nâng mức hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp từ 50% lên 100%.

– Bổ sung đối tượng được hưởng là “thân nhân người lao động bị bệnh nghề nghiệp” (trước đây chỉ là người lao động  bị bệnh nghề nghiệp).

2. Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp không quá 15 triệu đồng

Điều 21, Nghị định 88/2020 quy định: Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.

So với Nghị định 37/2016:

– Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cao nhất là 15 triệu đồng (thay cho quy định: không quá 10 lần mức lương cơ sở/người).

– Bỏ điều kiện: Người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.

>> Bãi bỏ và bổ sung trường hợp nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định với cán bộ, công chức

3. Không nghỉ việc không được hưởng chế độ dưỡng sức

Điều 9, Nghị định 88/2020 quy định: Trường hợp người lao động  không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.

4. Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động 

Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi có đủ các điều kiện sau: Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động; Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điểm b, Khoản 2, Điều 56 Luật AT, VSLĐ) Mức hỗ trợ này tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Y tế sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không vượt quá (03) ba triệu đồng/người/lượt.

Nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử qua Tổ chức I-VAN

Sau khi nhận được hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Tổ chức I-VAN thực hiện việc gửi hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và gửi thông báo xác nhận nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử qua địa chỉ thư điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong thời hạn 02 giờ.

>> Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để tham gia bảo hiểm xã hội điện tử?

Như vậy, thay vì phải chuẩn bị hồ sơ với rất nhiều giấy tờ và đến tận cơ quan bảo hiểm để thực hiện các thủ tục hành chính, thì giờ đây các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng thông qua tổ chức I-VAN.