Bảng tính mức hưởng lương hưu tương ứng với số năm đóng BHXH bắt buộc mới nhất 2023

Mức hưởng lương hưu tương ứng với số năm đóng BHXH bắt buộc sẽ được tính như thế nào? Các trường hợp nào được hưởng lương hưu bảo hiểm? CyberCare sẽ bật mí câu trả lời trong bài viết này.

Điều kiện hưởng lương hưu bảo hiểm 

Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc 

Người lao động (NLĐ) đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

Trường hợp 1 

  • Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. 
  • Đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ. 

Trường hợp 2 

  • Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. 
  • Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
  • Đủ 55 tuổi 6 tháng (đối với nam) và đủ 50 tuổi 8 tháng (đối với nữ). 

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện 

– Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. 

– Điều kiện để người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu: 

(1) Đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam. 

(2) Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Dù tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện, người lao động đều có thể nhận lương hưu khi về già.

luong huu

Bảng tính mức hưởng lương hưu tương ứng với số năm đóng BHXH bắt buộc

Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật BHXH 2014 và tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm đối với lao động năm, 15 năm đối với lao động nữ. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Cụ thể như sau:

Đối với lao động nam

Số năm đóng BHXH bắt buộcMức lương hưu hằng tháng
2045%
2147%
2249%
2351%
2453%
2555%
2657%
2759%
2861%
2963%
3065%
3167%
3269%
3371%
3473%
từ 35 năm trở lên75%

Đối với lao động nữ

Số năm đóng BHXH bắt buộcMức lương hưu hằng tháng
1545%
1647%
1749%
1851%
1953%
2055%
2157%
2259%
2361%
2463%
2565%
2667%
2769%
2871%
2973%
từ 30 năm trở lên75%

Đối với người lao động nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động

Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật BHXH 2014, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật BHXH 2014 được tính như quy định tại Mục 1 bài viết này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần – Luật BHXH 2014

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin ngắn gọn, đầy đủ nhất về mức hưởng lương hưu tương ứng với số năm đóng BHXH bắt buộc. Nhiều bài viết khác sẽ được chúng tôi tiếp tục cập nhật trong phần tin tức, đừng quên theo dõi website của chúng tôi nhé.

Phần mềm kê khai bảo hiểm điện tử CyberCare

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 19002038
  • Websitehttps://cybercare.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com